Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Bán hàng qua mạng - “ Nghề hot” cho sinh viên


Hiện nay thì việc buôn bán hàng qua mạng càng trở nên phổ biến và thu hút đông đảo sinh viên tham gia kinh doanh.  Nếu ai có niềm đam mê cao thì việc bán hàng qua mạng là điều kiện tốt nhất để kiếm tiền nhanh chóng, không mất nhiều thời gian mà kiếm được một khoản kha khá.


Đó cũng là lý do sinh viên đổ xô vào việc bán hàng qua mạng. Tuy nhiên với những ai chỉ coi bán hàng qua mạng như một cuộc dạo chơi – đi cho biết thì sẽ có thể thất bại. Muốn kinh doanh đôi khi chúng ta cần phải mạo hiểm. Cũng giống như chúng ta đánh một canh bạc, một là đươc, hai là mất. Bán hàng qua mạng có thể thu được lợi nhuận cao và giải quyết được vấn đề kinh tế cho sinh viên, nhưng nếu không sắp xếp thời gian hợp lý sẽ dẫn đến việc bê trễ trong học hành. Và nghề nào cũng vậy, thời nào cũng thế, đồng tiền kiếm được từ chính bàn tay mình ra thật “ đáng trân trọng”.


500.000 đồng để mở shop ?

Hiện nay,có khá nhiều sinh viên chọn nghề bán hàng order qua mạng. Nhưng việc làm này chỉ phù hợp với những bạn có “máu” kinh doanh và “liều” Chỉ cần tạo một tài khoản trên các trang mua bán như: muare.vn, chodientu.vn, ttvnol,vatgia.com...Rao vặt, 24h, én bạc, mua chung…. là bạn có thể mở cho mình một shop kinh doanh trên mạng.

Các sản phẩm được rao bán trên mạng rất phong phú, đa dạng, từ quần áo, giày dép, túi xách, đồ nội thất, gia dụng, hàng điện tử, điện lạnh như ti vi, máy tính, laptop, hàng kỹ thuật số đến ô tô, xe máy, thậm chí cả hàng thực phẩm chức năng hay các loại máy móc, dụng cụ liên quan đến thẩm mỹ, sức khỏe, giới tính... Bán hàng qua mạng có ưu điểm là do không phải mất tiền thuê mặt bằng, nhân viên, thuế… nên giá bán thường mềm hơn. Phí giao dịch thấp cũng thu hút được nhiều người tham gia, đặc biệt là sinh viên vốn thích tự lập, làm giàu. Chỉ cần một số vốn nhỏ để nhập hàng là các bạn sinh viên đã có thể kinh doanh qua mạng.

 Chu Hoàng Oanh, sinh viên Khoa công trình thủy lợi, ĐH Thủy lợi, cho biết, Oanh “khởi nghiệp” với số vốn đầu tiên là 500.000 đồng và chọn mặt hàng hộp quà  để “kinh doanh”. Oanh kể: “ Em phải lên tận phố Hàng Mã để mua nguyên vật liệu để làm hộp, phải chọn từng tờ giấy, từng cuộn duy băng để kết hợp sao cho thật đẹp. Sau đó em đi các shop và lên mạng để xem các hộp quà mẫu rồi về nhà hì hục làm theo. Hàng của em bán rất chạy vì nó là đồ  hanmade rất độc đáo.” Thường thì mỗi hộp quà khi bán ra Oanh được lời khoảng 10.000 – 20.000đồng. Những dịp ngày lễ Oang bán được từ 500- 700 hộp. Khi đã có trong tay mạng lưới khách hàng khá rộng, cô nàng lại có ý tưởng mới – làm thiệp để bán. Các shop lưu niệm đặt hàng của Oanh rất nhiều. Với số vốn khá khiêm tốn để khởi nghiệp nhưng cô đã bước đầu thành công.

 “Điều kiện” khá hơn Oanh, cô sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Thanh Thúy mở shop kinh doanh trên mạng với số vốn ban đầu là 1000.000 đồng. Mặt hàng mà Thúy chọn là bán cốc đôi cho teen. Thúy tươi cười chia sẻ:“Bán mặt hàng này vui lắm. Em được nghe nhiều câu chuyện rất thú vị của các đôi teen. Buổi tối rất nhiều bạn vào chat với em để đặt hàng, có người còn kể “sự tích” chuyện tình của mình rồi nhờ em tư vấn xem nên chọn mẫu cốc nào và ghi chưc như thế nào lên cốc. Có lần đến xóm trọ của một bạn trong lớp sinh nhật nhìn thấy chiếc cốc do chính mình sáng tạo ra thấy rất vui. Đơn đặt hàng lớn nhất của em là 300 chiếc cốc cho một cửa hàng chè khá nổi tiếng cho teen ở Hà Nội.

 Khi sinh viên có thu nhập “ khủng”…

Thế hệ sinh viên ngày nay ngày càng năng động và sáng tạo hơn. Muốn tự mình trải nghiệm cuộc sống, muốn bước vào kinh doanh, muốn tự lập nhiều hơn.

Đã có những bạn mới chỉ là sinh viên năm thứ hai nhưng đã có thu nhập rất cao từ lợi nhuận của các khoản kinh doanh thu về. Mai ( SV Đại học ngoại ngữ Hà Nội ) tươi cười chia sẻ: “ Mình mới bán hàng được 5 tháng thôi, nhưng thấy thu nhập cũng khá. Mình không phải xin tiền bố mẹ hàng tháng nữa. Công việc cũng nhàn, mình tranh thủ đi giao hàng vào buổi chiều, buổi sáng đi học. Đầu tiên là bán hàng cho người quen, bạn bè trên lớp, sau đó mọi người giới thiệu nhau nhiều lắm …mình chuyển sang bán buôn…”

Mai còn giới thiệu một người bạn của Mai, bạn Trần Thanh Tuyền ( SV Đại học Công Đoàn ), với thu nhập từ 7- 8 triệu đồng một tháng. Mặt hàng mà cô bạn này bán là quần áo và giày dép. Nhưng do lợi thế là có người nhà bên Quảng Châu nên hàng của Tuyền là hàng có sẵn. Ngoài bán trên mạng Tuyền còn bán buôn cho các shop trong khu vực Hà Nội. Hàng tháng Tuyền cũng chẳng phải “ ngóng” tiền bố mẹ gửi từ quê ra, ngoài tự lo cho cuộc sống của mình cô còn nuôi em trai học cao đẳng và tự sắm xe cho mình.

Những vất vả của “ nghề hot”

Bán hàng qua mạng mang lại nhiều niềm vui, tiện ích, tuy nhiên người bán cũng gặp không ít rắc rối, thậm chí “mất tiền như chơi”.

Bởi lẽ, không phải ai cũng suôn sẻ như Mai. Hằng ( SV Đại học KHXH& NV) ngán ngẩm nói: “ Mình không có kinh nghiệm bán hàng, lại không có vốn nên mẫu mã không update được thường xuyên, bán chậm và ế ẩm. Mình đành phải mang ra chợ sinh viên bán thanh lí, thậm chí lỗ vốn”.

Mai kể, với những khách mua hàng ở ngoại tỉnh, Mai phải tính cước vận chuyển (ship). Tuy nhiên, nhiều trường hợp “quên” không gửi kèm tiền ship khiến người bán thâm hụt không ít, có khi lên đến tiền triệu. “Buổi trưa em không được nghỉ đâu, vì giờ đấy rất nhiều người hỏi mua hàng, có khi em phải vừa ăn vừa online “làm việc”, không khác gì các bà tiểu thương ở chợ”, Mai nói:Nhiều hôm em phải online đến 2 - 3h  vì những khách hàng ham “buôn dưa lê”. Nhiều lần không tìm được ảnh minh họa cho các mẫu áo mới, Mai phải tự chụp ảnh mình để post lên. “Hệ lụy” bắt đầu từ đấy khi có rất nhiều tin nhắn, cuộc điện thoại với nội dung “khiếm nhã” gửi đến máy Mai.

Đó là chưa kể đến trường hợp một số bạn chưa có kinh nghiệm gặp phải shop online lừa đảo, khi đặt hàng và đã chuyển 70% số tiền vào tài khoản nhưng lại không nhận được hàng. Bởi lẽ đa phần các trang web order hàng đều là các trang web của Trung Quốc khi vừa chuyển tiền xong thì shop ấy “lặn tăm”, không để lại “vết tích”. Lúc đó chẳng biết kêu ai và tìm ở đâu nữa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét